img

Liên hệ tư vấn

Nhà tiền chế có gác lửng đang trở thành một mô hình xây dựng độc đáo rất được lòng nhiều gia chủ hiện nay. Tiết kiệm chi phí, chất lượng ổn định, bắt kịp xu hướng là những điểm cộng “đắt giá” dễ dàng tìm thấy ở hình thức xây dựng này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh việc chọn lựa xây nhà tiền chế hay nhà truyền thống có gác lửng sẽ tốt hơn. Nếu bạn đang dành sự quan tâm đến vấn đề này thì đừng ngại dành vài phút lướt qua những nội dung được chia sẻ dưới đây.

Tổng quan chi phí xây nhà tiền chế và nhà truyền thống có gác lửng

Chi phí xây nhà tiền chế có gác lửng

Trên thực tế, việc tính toán chính xác mức chi phí đầu tư cho xây nhà tiền chế có gác lửng phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau từ đặc điểm địa chất, diện tích thi công đến thời điểm tiến hành,... Ngoài ra, mức giá ở mỗi đơn vị thi công cũng có những chênh lệch nhất định. Tất nhiên, một đơn vị thi công càng chất lượng, càng được yêu thích thì giá thành sẽ nhỉnh hơn mặt bằng chung.

Để dễ dàng hình dung hơn về chi phí xây nhà tiền chế có gác, bạn có thể tham khảo cụ thể như vậy:

Đa số các công trình nhà tiền chế hiện nay đều được tính toán chi phí thi công theo 2 loại là thi công phần thô và thi công trọn gói. Tùy vào nhu cầu của mỗi gia chủ mà sẽ có lựa chọn phù hợp với bản thân. Công thức chung thường được áp dụng là: Tổng chi phí = Số m2 x Đơn giá.

Đơn giá cho một mét vuông giao thô dao động từ 2,8 đến 3,8 triệu đồng và hoàn thiện là từ 4,5 – 5,5, triệu đồng. Vậy, qua một vài phép tính đơn giản thì mức chi phí dự trù để xây nhà tiền chế có gác 100m2 có thể xác định vào khoảng 600 triệu đồng.

Bên cạnh đó, nguyên vật liệu sử dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi phí xây nhà tiền chế có gác lửng. Ngoài vật liệu chính không thể thiếu là thép cao cấp, gia chủ có thể tự do kết hợp cùng nhiều loại khác, thể hiện cá tính riêng cho ngôi nhà của bản thân. Nổi bật trong số đó thì các loại gỗ tự nhiên lại được nhiều gia chủ yêu thích sử dụng phổ biến hơn cả bởi nét đẹp cổ điển, nghệ thuật trong từng không gian. 

Chi phí xây nhà truyền thống có gác

Cũng giống với xây nhà tiền chế, chi phí thi công nhà truyền thống có gác cũng được tính dựa trên một công thức chung. Tuy nhiên, đơn giá lại có sự chênh lệch cao hơn hẳn. Trên thị trường, đơn giá cho xây dựng nhà truyền trống phần thô sẽ từ 4 đến 5 triệu đồng. Tùy vào chất lượng vật tư lẫn nội thất mà đơn giá thi công trọn gói lại khoảng 6 đến 7 triệu đồng. Nhìn chung, gia chủ sẽ phải dự trù trên dưới 1 tỷ đồng để có thể sở hữu cho bản thân một căn nhà truyền thống có gác lửng 100m2. 

Những ưu điểm vượt trội của nhà tiền chế có gác lửng có tốt như quảng cáo?

Với mức chi phí chỉ bằng 1/3 xây dựng truyền thống, nhiều gia chủ vẫn đặt ra nhiều dấu chấm hỏi về chất lượng thực sự của mô hình xây nhà tiền chế có gác lửng. Để giúp gia chủ có cái nhìn khách quan cũng như yên tâm hơn, chúng tôi có thể diễn giải cụ thể như thế này:

Trước khi được đưa vào ứng dụng cho các công trình nhà ở dân dụng như hiện nay, nhà tiền chế chỉ thường xuất hiện phổ biến trong các mô hình thương mại như nhà kho, cửa hàng, xưởng sản xuất hay doanh trại quân sự. Tuy nhiên, nhận thấy được những ưu điểm nổi bật của nó, hình thức xây dựng này đã dần được tận dụng triệt để phục vụ đời sống, giải quyết hoàn hảo vấn đề cân bằng giữa giữa chi phí và chất lượng. Vì vậy, chất lượng nhà tiền chế có gác lửng hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng lâu dài. 

Tuổi thọ nhà tiền chế có gác lửng thường khoảng từ 30 đến 40 năm. Thoạt lần đầu nghe qua, chắc sẽ có nhiều gia chủ suy nghĩ rằng: “ôi dào, nhanh hỏng thế này chẳng bằng xây nhà kiểu truyền thống cho lâu dài”. Nhưng trên thực tế, nếu được bảo dưỡng định kỳ đúng cách, tuổi thọ nhà tiền chế có thể lên đến 50, 60 năm là điều dễ dàng. Mức tuổi thọ này hoàn toàn không bị “lép vế’ trước xây dựng hình thức xây nhà truyền thống. 

Trong điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt đặc biệt bão lũ, nếu nhà truyền thống không được thi công kĩ càng thì rất dễ bị hư hại, xuống cấp nhanh chóng. Vậy sau đó, số tiền gia chủ phải chi trả để sửa chữa là khoảng bao nhiêu? Dễ dàng nhận thấy đây là một con số không hề nhỏ. 

Nhiều báo cáo đã chứng minh nhà tiền chế có khả năng chống chịu tuyệt vời với tỷ lệ hao phí hằng năm chưa đến 2%. Bảo dưỡng, sửa chữa hay nâng cấp công trình nhà tiền cũng rất dễ dàng, không tiêu tốn cả một nguồn tiền “khổng lồ” như nhà truyền thống. Đó là còn chưa tính đến việc bán thanh lý hay tái sử dụng các nguyên vật liệu, bù đắp thêm chi phí đầu tư.
Với nguồn kinh phí hạn hẹp thì việc xây dựng nhà tiền chế có gác RẺ - BỀN – ĐẸP như trên thực sự là một giải pháp “cứu cánh” hoàn hảo, hợp lý. Nếu bạn đang muốn được tư vấn rõ hơn về xây dựng nhà tiền chế có gác lửng cho không gian sống tương lai của bản thân thì đừng ngần ngại nhấc máy gọi ngay với đơn vị chúng tôi để được hỗ trợ ngay và luôn nhé!

Điểm danh top 3 mẫu nhà lắp ghép Vĩnh Long giá rẻ ấn tượng

Điểm danh top 3 mẫu nhà lắp ghép Vĩnh Long giá rẻ ấn tượng

Nhà lắp ghép giá rẻ cách âm hiệu quả

Nhà lắp ghép giá rẻ cách âm hiệu quả

Cập nhật quy trình thi công nhà bê tông đúc sẵn chuẩn từ A đến Z

Cập nhật quy trình thi công nhà bê tông đúc sẵn chuẩn từ A đến Z

Kiến trúc mảng xanh ấn tượng trong mô hình nhà tiền chế Đà Lạt

Kiến trúc mảng xanh ấn tượng trong mô hình nhà tiền chế Đà Lạt

Công năng nhà lắp ghép 60m2 đầy đủ, hiện đại, tiện nghi

Công năng nhà lắp ghép 60m2 đầy đủ, hiện đại, tiện nghi

Có thể xây dựng nhà tiền chế trên diện tích đất nông nghiệp được hay không?

Có thể xây dựng nhà tiền chế trên diện tích đất nông nghiệp được hay không?

Zalo
Face