Hiện nay, các công trình nhà lắp ghép Việt Nam với ngân sách đầu tư phải chăng cùng chất lượng vượt trội đang nhận về đông đảo sự quan tâm từ nhiều khách hàng. Thế nhưng bên cạnh đó, chất lượng thực sự của hình thức xây dựng này vẫn khiến không ít gia chủ phải đặt dấu chấm hỏi. Bởi người xưa vẫn từng quan niệm “của rẻ là của ôi”, vậy nhà lắp ghép có chi phí thi công “dễ thở” hơn so với nhà truyền thống thì liệu chất lượng cũng kém hơn có chính xác? Hãy cùng Nhà lắp ghép Việt Nhật giải đáp qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Cửa nhôm trượt 4 cánh - Giải pháp cho nhà diện tích nhỏ thêm thoáng mát
Chất lượng nhà lắp ghép Việt Nam có giống nhau ở từng hạng mục?
Xu hướng xây nhà lắp ghép đang dần thịnh hành và trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi về tuổi thọ và chất lượng lâu dài. Nhìn chung, nhà lắp ghép Việt Nam sẽ có thời gian sử dụng kéo dài từ 30 đến 45 năm nếu được bảo dưỡng đúng cách. Với ngân sách đầu tư chỉ bằng ⅓ nhà truyền thống thì đẫy thực sự là hình thức xây dựng lý tưởng khi gặp hạn chế về tài chính.
Công trình nhà lắp ghép với chất lượng vượt trội, ổn định
Thực tế, chất lượng nhà lắp ghép Việt Nam để đánh giá chính xác còn phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Như ở mỗi hạng mục thì tuổi thọ công trình cũng có nhiều khác biệt. Các hạng mục có tần suất sử dụng lớn hay thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thời tiết khắc nghiệt thì tất nhiên sẽ nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp hơn so với tổng thể.
Trong đó, có 3 hạng mục thi công chính gia chủ cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng lâu dài để hạn chế tỷ lệ hư hỏng thấp bao gồm:
- Nền nhà.
- Mái nhà.
- Tường nhà.
So sánh chi tiết chất lượng nền nhà lắp ghép và nền nhà truyền thống
Vậy chất lượng nền nhà lắp ghép Việt Nam cụ thể như thế nào? Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng nền nhà chính là các loại nguyên vật liệu. Gia chủ cần cân nhắc, lựa chọn kỹ càng vật tư phù hợp, vừa đảm bảo về vấn đề tài chính nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng cần thiết.
Vật liệu thi công nền nhà lắp ghép
Hiện nay, nền nhà lắp ghép Việt Nam đang thường được thi công bằng 4 loại vật liệu chính như:
- Bê tông đúc sẵn: Các khối bê tông sẽ được sản xuất trong nhà máy với chất lượng đồng đều, theo thiết kế đặt ra, sau đó lắp ráp tại công trường. Báo giá giao động từ 1 triệu 500 nghìn đồng đến 2 triệu 500 nghìn đồng/m3.
- Thép tiền chế: Các thanh thép sẽ được cắt, uốn và hàn thành các khung cấu trúc vững chắc, chịu lực cho toàn bộ công trình. Báo giá khoảng 40 đến 60 nghìn đồng/kg.
- Gỗ công nghiệp: Đơn vị thi công sẽ sử dụng các tấm gỗ ép, gỗ MDF hoặc HDF sản xuất công nghiệp, giá thành hợp lý. Báo giá từ 300 đến 600 nghìn đồng/m2.
- Vật liệu composite: Các tấm composite làm từ sợi thủy tinh, nhựa và các vật liệu tổng hợp khác rất được ưa thích sử dụng trong thi công nhà lắp ghép. Báo giá từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/m2.
Vật liệu thi công nền nhà truyền thống
Còn thi công nền nhà truyền thống lại thường sử dụng 2 loại vật liệu cơ bản bao gồm:
Nền nhà lắp ghép bằng bê tông đúc sẵn hiện đại, chất lượng
- Bê tông cốt thép tại chỗ: Bê tông sẽ được trộn và đổ trực tiếp tại công trường với cốt thép để tăng cường độ bền và khả năng chịu lực. Báo giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/m3.
- Gạch và vữa xi măng: Đơn vị thi công sẽ sử dụng gạch đất nung hoặc gạch không nung kết hợp với vữa xi măng để làm nền nhà. Báo giá khoảng 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/m2.
So sánh chất lượng giữa các loại vật liệu
Giữa hai loại vật liệu thi công khác biệt như thế thì chất lượng nền nhà lắp ghép Việt Nam và nền nhà truyền thống sẽ như thế nào? Nhìn sơ qua dễ dàng nhận thấy, nền nhà lắp ghép sẽ ưu tiên sử dụng các vật liệu hiện đại, thông minh như bê tông đúc sẵn, thép tiền chế hay composite. Đây đều là những vật liệu thi công đang rất được yêu thích trong những năm gần đây bởi giá thành hợp lý, dễ dàng sử dụng cũng như đảm bảo tiêu chuẩn về độ bền và thẩm mỹ.
Do được thi công sẵn trong nhà xưởng nên các vật liệu này đảm bảo được chất lượng đồng đều, không yêu cầu kỹ thuật thực hiện quá cao và cũng không tốn nhiều thời gian tiến hành. Có thể chi phí vật tư sẽ có phần “nhỉnh” hơn đôi chút nhưng điều này cũng giúp giảm nhân công thực hiện, giúp tối ưu ngân sách xây dựng tổng thể.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể tiết kiệm được chi phí vận hành nhà lắp ghép Việt Nam, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường do được tái chế sử dụng lại khi không còn nhu cầu.
Còn với nền nhà truyền thống, dù chi phí vật tư thấp hơn nhưng đi kèm lại là quy trình thi công phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết lẫn tay nghề thợ. Điều này khiến gia chủ khó có thể kiểm soát được chất lượng hoàn thiện tối đa và phát sinh nhiều chi phí trong xuyên suốt quá trình tiến hành.
Đó là còn chưa kể các vật liệu sử dụng làm nền nhà truyền thống còn khó để sửa chữa và bảo dưỡng, khiến gia chủ phải tốn nhiều chi phí cải tạo thậm chí ngang ngửa xây mới. Tóm lại, nền nhà lắp ghép với các vật liệu hiện đại và thông minh mang lại nhiều lợi ích về chất lượng, công năng, dễ dàng sửa chữa, thay mới khi có nhu cầu vẫn là lựa chọn số 1.
Là một công ty nhà lắp ghép uy tín, đơn vị chúng tôi hân hạnh được đồng hành và mang đến cho quý khách hàng những công trình đẳng cấp, chất lượng vượt trội đúng với mong muốn. Và để tìm hiểu chi tiết hơn về chất lượng nền nhà lắp ghép Việt Nam, quý khách hàng hãy gọi ngay đến Nhà lắp ghép Việt Nhật qua số hotline.
Xem thêm: So sánh chi tiết cửa đi mở quay 2 cánh và mở trượt 2 cánh