Nhà lắp ghép “tự lành” đang trở thành giải pháp tối ưu cho gia chủ muốn sở hữu một không gian sống tiết kiệm chi phí nhưng vẫn hoàn toàn đảm bảo chất lượng. Không tốn hàng tháng trời để xây dựng, không lãng phí vật liệu thi công, mô hình này mang đến một khái niệm “nhà ở” thực sự khác biệt, tối giản, nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi và thân thiện với môi trường. Hãy cùng Nhà lắp ghép Việt Nhật Tìm hiểu chi tiết hơn về xu hướng độc lạ này qua bài viết dưới đây.
Vật liệu làm nhà lắp ghép “tự lành” gồm những gì?
Vật liệu là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng và tuổi thọ của nhà lắp ghép. Các vật liệu làm nhà lắp ghép “tự lành” thường được lựa chọn đều có đặc điểm chung là nhẹ, bền, dễ thi công, chống chịu thời tiết tốt và thân thiện với môi trường.
.jpg)
Mẫu nhà lắp ghép tự lành thông minh, sử dụng vật liệu hiện đại
Khung nhà từ thép mạ kẽm nhẹ
Khung nhà là “xương sống” của toàn bộ công trình lắp ghép. Loại vật liệu phổ biến được sử dụng trong lắp ghép “tự lành” là thép nhẹ mạ kẽm nhúng nóng hoặc thép CT3 có độ bền cao. Thép mạ kẽm vừa chịu lực tốt vừa chống gỉ sét, phù hợp với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Ưu điểm lớn nhất là trọng lượng nhẹ, giúp giảm tải cho móng và dễ dàng trong quá trình vận chuyển, thi công.
Tường và mái từ tấm panel cách nhiệt
Xem thêm: Nhà lắp ghép kết hợp nông trại mini
Tường và mái của nhà lắp ghép “tự lành” thường dùng các loại panel cách nhiệt như EPS hoặc PU . Trong đó panel EPS nhẹ, giá rẻ, cách âm và cách nhiệt cơ bản, trong khi panel PU có khả năng cách nhiệt vượt trội hơn, độ bền cao hơn nhưng giá thành nhỉnh hơn. Cả hai đều có khả năng chống cháy lan và tái chế được, phù hợp với tiêu chí thân thiện môi trường.
Sàn nhà từ tấm xi măng nhẹ Cemboard hoặc gỗ công nghiệp chịu nước
Vật liệu phổ biến dùng làm sàn là tấm Cemboard có khả năng chịu lực cao, không mối mọt, không cong vênh. Với những công trình nhà lắp ghép “tự lành” thiên về tính thẩm mỹ, bạn có thể chọn gỗ công nghiệp chịu nước phủ melamine hoặc laminate. Cả hai loại đều có trọng lượng nhẹ, dễ thi công, đáp ứng yêu cầu sử dụng lâu dài trong điều kiện ẩm ướt hoặc nhiệt độ dao động mạnh.
Cửa và vách từ kính, nhôm hoặc nhựa uPVC
Cửa và vách kính giúp nhà lắp ghép “tự lành” tận dụng ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác thông thoáng, hiện đại. Thường sử dụng kính cường lực kết hợp khung nhôm định hình hoặc nhựa uPVC để đảm bảo an toàn, độ bền và khả năng cách âm. Loại vật liệu này không chỉ đẹp mà còn dễ vệ sinh, bảo trì và phù hợp với nhiều kiểu thiết kế nhà khác nhau.
Ưu điểm nổi bật của nhà lắp ghép “tự lành”
So với mô hình nhà xây truyền thống, nhà lắp ghép “tự lành” có những lợi thế rõ rệt về chi phí, tốc độ thi công và khả năng đáp ứng với nhiều nhu cầu khác nhau.
.jpg)
Nhà lắp ghép tự lành sở hữu nhiều ưu điểm đáng kinh ngạc
Thi công nhà lắp ghép “tự lành” nhanh, sạch sẽ
Xem thêm: Nhà lắp ghép văn phòng
Toàn bộ quá trình thi công nhà lắp ghép “tự lành” chỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy theo quy mô. Do sử dụng vật liệu được gia công sẵn từ nhà máy nên công đoạn lắp ráp sẽ diễn ra nhanh chóng, hạn chế tối đa tiếng ồn, bụi bẩn và rác thải xây dựng. Đây là giải pháp lý tưởng cho các khu dân cư, khu nghỉ dưỡng hoặc vùng yêu cầu thi công nhanh, gọn, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Tiết kiệm chi phí xây dựng nhà ở cực hiệu quả
Nhà lắp ghép “tự lành” giúp giảm thiểu chi phí ở nhiều khâu như nền móng nhẹ hơn, vật liệu rẻ hơn, ít tốn nhân công và thời gian thi công ngắn hơn. Không chỉ vậy, hệ thống cấu kiện dễ thay thế, sửa chữa cũng giúp giảm chi phí bảo trì lâu dài. Với mức đầu tư ban đầu thấp, đây là lựa chọn phù hợp cho cả hộ gia đình, doanh nghiệp lẫn các dự án nhà ở xã hội.
Nhà lắp ghép “tự lành” dễ tháo dỡ, mở rộng hoặc tái sử dụng
Một điểm mạnh nổi bật của nhà lắp ghép “tự lành” là tính linh hoạt cao. Khi cần thay đổi công năng hoặc di dời vị trí, người dùng hoàn toàn có thể tháo dỡ từng module và lắp lại ở nơi khác. Ngoài ra, kết cấu nhà cũng dễ mở rộng thêm tầng hoặc phòng, phù hợp với nhu cầu phát triển theo thời gian mà không ảnh hưởng đến phần nhà đã xây dựng trước đó.
Tuổi thọ vật liệu làm nhà lắp ghép “tự lành” có cao không?
Nhiều khách hàng vẫn thường băn khoăn liệu một ngôi nhà được lắp ráp từ các module có đảm bảo độ bền lâu dài hay không. Thực tế, tuổi thọ công trình sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tuổi thọ vật liệu làm nhà lắp ghép “tự lành”. Trong điều kiện tiêu chuẩn, công trình có thể sử dụng ổn định từ 30 đến 50 năm, không thua kém so với nhà bê tông truyền thống.
Tuy nhiên, chi phí xây dựng nhà lắp ghép “tự lành” lại chỉ bằng khoảng ½ đến ⅓ nhà bê tông cốt thép truyền thống thông trường. Như vậy, so sánh đơn giản về tuổi thọ cùng ngân sách đầu tư thì nhà lắp ghép vẫn chiếm ưu thế hơn rất nhiều.
Nếu quý khách đang tìm kiếm một phương án thi công tối ưu từ chi phí, chất lượng đến độ bền thì nhà lắp ghép chính là đáp án lý tưởng. Hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline để được tư vấn chi tiết hơn về nhà lắp ghép “tự lành”.