Tiết kiệm chi phí, chất lượng đạt chuẩn hay thẩm mỹ đảm bảo là những ưu điểm nổi bật thường được biết đến về hình thức xây nhà tiền chế. Hiện nay, nhà tiền chế không chỉ dừng lại ở các công trình công nghiệp, thương mại thông thường mà đã tiến gần hơn với cuộc sống người dân qua những công trình nhà ở tối ưu công dụng. Nếu bạn đang quan tâm đến sự thật về lợi ích giảm tải nguy cơ thiệt hại do bão lụt của nhà tiền chế thì đừng bỏ qua những nội dung được chia sẻ dưới đây.
Nhà tiền chế không thể sử dụng ở các vùng bão lụt thường xuyên?
Như chúng ta đã biết, xây nhà tiền chế là một hình khá mới mẻ, là quá trình lắp ghép các mảnh vật liệu theo một bản thiết kế sẵn có, tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh, linh động. Hình thức này hoàn toàn khác biệt với xây dựng kiểu truyền thống đổ trực tiếp bê tông cốt thép, tạo nền cột cho căn nhà.
Khi mới nghe qua về cách thức của hai loại hình thi công này, nhiều người đã cho rằng độ bền của nhà tiền chế kém hơn hẳn, không phù hợp để sử dụng trong các vùng có thời tiết khắc nghiệt đặc biệt bão lũ. Để đánh giá đây là nhận định đúng hay sai, chúng ta có thể phân tích cụ thể như thế này:
Mức chi phí xây dựng nhà tiền chế và xây truyền thống
Mức chi phí tối thiểu để xây dựng một ngôi nhà tiền chế chỉ khoảng 30, 50 triệu đối với diện tích thi công 15m2, 30m2 hay 500 triệu trên 100m2. Còn với xây dựng kiểu truyền thống thì mức chi phí này là một điều hoàn toàn không thể. Các nhà đầu tư sẽ phải tiêu tốn ít nhất 900 – 1 tỷ đồng cho một căn nhà truyền thống hoàn chỉnh. Nếu xét trên phương diện này, cán cân tài chính hoàn toàn nghiêng hẳn về xây dựng nhà tiền chế.
Với mức chi phí hợp lý, việc bảo dưỡng đảm bảo chất lượng nhà tiền chế cũng không bị đội lên quá cao. Trong khi đó, với xây nhà truyền thống, việc tu sửa lại không hề dễ dàng, đi kèm với đó là chi phí nhân công, nguyên vật liệu cũng hết sức đắt đỏ ngoài ra thời gian thi công kéo dài. Điều này đã tạo nên một điểm cộng nổi bật của nhà tiền chế. Nhiều nhà hảo tâm khi muốn xây dựng một số lượng lớn nhà tình thương, cứu trợ vùng bão lũ luôn ưu tiên chọn nhà tiền chế.
Tuổi thọ nhà tiền chế và các công trình truyền thống trong điều kiện bão lụt
Tuổi thọ trung bình của căn nhà tiền chế sẽ khoảng 30 – 45 năm. Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của hình thức xây truyền thống lại khoảng 40 - 60 năm. Tuy nhiên, đây chỉ là những tính toán tổng quát, trong điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi. Trên thực tế, với các vùng bão lũ thường xuyên thì tuổi thọ trung bình dù loại hình nào cũng đều có những biến động rõ nét.
Bão lũ, ẩm ướt sẽ khiến cho các vật liệu sử dụng cho xây dựng truyền thống như bê tông, gỗ, xi măng bị xuống cấp trầm trọng. So sánh với xây nhà tiền chế, vật liệu thép sử dụng hoàn toàn được cải tiến nâng cao, chống ẩm, chống gỉ sét, chống mốc vượt trội, sẵn sàng đối mặt với mọi kiểu thời tiết. Vì vậy, trong điều kiện bão lũ, các nguy cơ thiệt hại cũng được giảm thiểu đáng kể hơn hẳn xây dựng truyền thống.
Lợi ích của nhà tiền chế có thật sự thần kỳ như quảng cáo?
Trước thực trạng biến đổi khí hậu thất thường như hiện nay, mưa to dài ngày, ngập lụt nghiêm trọng hay nắng nóng gay gắt như đổ lửa, công trình nhà ở nào là phù hợp, thích nghi tốt nhất? Nhiều chuyên gia cũng như nhà đầu tư đã khuyên dùng các loại công trình xây nhà tiền chế bởi những điểm mạnh sau:
- Tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như bảo dưỡng.
- Thiết kế sáng tạo, ổn định, chắc chắn và đặc biệt có độ linh động cao. Dễ dàng di chuyển, nâng cấp hay thay đổi các chi tiết chỉ với vài thao tác đơn giản.
- Bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải xây dựng, hầu hết sử dụng các vật liệu tái chế tốt.
- Các nguyên vật liệu đạt chuẩn chất lượng, phù hợp với điều kiện khắc nghiệt.
- Thi công nhanh với số lượng, quy mô lớn.
- Giảm nguy cơ sụt lún tại những nơi nền đất ướt, mềm yếu như vùng thường xuyên mưa to, bão lũ.
Để xác định một công trình có phù hợp sử dụng trong điều kiện thời tiết bão lũ hay không phải căn cứ trên nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, giảm thiểu thiệt hại vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu. Với mức chi phí thấp dù có bị hư hỏng việc sửa chữa, đổi mới nhà tiền chế cũng không gây quá nhiều tiếc nuối hay buồn phiền. Tuy nhiên, đối với các công trình nhà truyền thống tiêu tốn tiền tỷ sẽ là câu chuyện khác.
Sau khi trải qua đợt bão lũ, gia chủ xác định ngôi nhà của bản thân quá thấp, không thể ngăn nước ngập, nếu muốn nâng cao bề mặt thì phải làm như thế nào? Đây được xem như một điều không thể trong xây nhà truyền thống nhưng lại hoàn toàn có thể trong xây nhà tiền chế. Nhanh gọn, đơn giản, bền vững. Tất cả đều có thể đáp ứng bởi hình thức xây nhà hiện đại này.
Tùy vào mục đích sử dụng nhưng trong điều kiện thời tiết, khí hậu không đảm bảo, xây nhà tiền chế với những ưu điểm nổi trội vẫn thực sự là lựa chọn khiến các hình thức truyền thống phải “lép vế”. Trong những khu vực bão lũ, nhà tiền chế giải quyết hiệu quả bài toán vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm thiểu thiệt hại do bão lũ. Nếu bạn đang quan tâm về hình thức xây dựng nhà tiền chế đầy ưu việt này, đừng ngại ngần gọi ngay tới số hotline của chúng tôi để được tư vấn cụ thể!